Một số quy định về pháp luật bảo hiểm xã hội

1. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu

Căn cứ Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội bao gồm các giấy tờ như sau:

– Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;

– Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

Trường hợp sổ bảo hiểm xã hội hỏng hoặc mất thì có thể làm thủ tục xin cấp lại, hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bao gồm: Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động, và Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 01 năm

Theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

“Bảo hiểm xã hội một lần

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, người lao động làm việc chưa được 1 năm khi rút bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ được nhận bằng số tiền đã đóng, mức tối đa là bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

3. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, theo đó, việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tạm dừng khi:

– Người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian không quá 12 tháng.

Hết thời hạn tạm dừng đóng thì người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

– Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Trên đây là bài viết về chủ đề: Một số giải đáp đối quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội

Liên hệ Luật sư (Theo chủ đề bài viết) – Luật BEALAW

Nếu bạn cần tư vấn về (theo chủ đề bài viết); bạn có thể liên hệ đến BEALAW theo các phương thức sau:

Điện thoại (Zalo): 0941.776.999 hoặc 0888.695.000

Website: http://bealaw.com.vn/

Email: bealaw01@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *