MUA HÀNG KHÔNG TRẢ TIỀN CÓ BỊ PHẠT TÙ?

Câu hỏi: Khách hàng của tôi đã mua hàng nhưng không chịu trả tiền, khi tôi gọi thì không chịu nghe máy và thậm chí còn chặn tin nhắn của tôi. Hành vi này có bị phạt tù hay không?

Quý khách muốn tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề: Trách nhiệm pháp lý khi mua hàng không trả tiền vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.

I. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Dân sự năm 2015.

– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

II. Giải quyết vấn đề

Điều 440 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả tiền như sau:

  •  Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.
  • Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.
  • Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.

Theo đó, khi bên mua đã nhận hàng thì phải có trách nhiệm thanh toán tiền cho người bán. Nếu bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định.

Trong trường hợp bên mua nhận hàng nhưng không thanh toán thì phải chịu trách nhiệm pháp lý như sau:

1. Xử phạt vi phạm hành chính

Nếu bên mua có khả năng nhưng cố tình không thanh toán thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

….

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.”

Như vậy theo quy định trên đối với trường hợp mua hàng không trả tiền có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

2. Trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp hành vi trên có dấu hiệu về tội phạm thì người mua hàng không trả tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người mua cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để không phải trả số tiền từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các Tội cướp tài sản; Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Tội cưỡng đoạt tài sản; Tội cướp giật tài sản; Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; Tội trồm cắp tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hình thức vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện do cố ý, với mục đích muốn chiếm đoạt được tài sản.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

– Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu: người mua cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để không phải trả số tiền từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các Tội cướp tài sản; Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Tội cưỡng đoạt tài sản; Tội cướp giật tài sản; Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; Tội trồm cắp tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

– Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

– Bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm nếu: phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

– Bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu: phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

KẾT LUẬN: Trên đây là những tư vấn của Luật Đại Đông Á (BEALAW) về vấn đề Trách nhiệm pháp lý đối với người mua hàng không trả tiền.
Nếu còn vướng mắc hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay Luật sư tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 0941.776.999 hoặc 0888.695.000

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Luật Đại Đông Á (BEALAW) tự tin có thể giải đáp các vấn đề DÂN SỰ, HÌNH SỰ, HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LAO ĐỘNG, KINH DOANH THƯƠNG MẠI và các vấn đề pháp lý liên quan khác.

LUẬT ĐẠI ĐÔNG Á (BEALAW) – GIẢI PHÁP PHÁP LÝ HIỆU QUẢ!

One thought on “MUA HÀNG KHÔNG TRẢ TIỀN CÓ BỊ PHẠT TÙ?

  1. Pingback: Trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định mới nhất – BEALAW

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *