Mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn khi lái xe mới nhất

Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề: Mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn khi lái xe mới nhất vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.

1. Căn cứ pháp lý

– Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP);

– Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

2. Mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn khi lái xe mới nhất

Khi vi phạm quy định về nồng độ cồn, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Thứ nhất, đối với người điều khiển ô tô (quy định tại Điều 5)

+ Trường hợp chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. 

+ Trường hợp vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. 

+ Trường hợp vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. 

Thứ hai, đối với người điều khiển xe máy (quy định tại Khoản 6,7,8 Điều 6)

+ Trường hợp chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. 

+ Trường hợp vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. 

+ Trường hợp vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. 

Thứ ba, đối với người điều khiển xe đạp (quy định tại Điều 8)

+ Trường hợp chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

+ Trường hợp vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. 

+ Trường hợp vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. 

Thứ tư, đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (quy định tại Điều 7)

+ Trường hợp chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng.

+ Trường hợp vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. 

+ Trường hợp vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. 

Bên cạnh việc bị xử phạt hành chính như trên, người vi phạm còn có thể bị tạm giữ xe đến 07 ngày (quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012)

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á (BEALAW) về Mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn khi lái xe theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí. 

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, Luật Đại Đông Á (BEALAW) tự tin có thể giải đáp các vấn đề DÂN SỰ, HÌNH SỰ, HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LAO ĐỘNG, KINH DOANH THƯƠNG MẠI và các vấn đề pháp lý khác.

>> Xem thêm:

2 thoughts on “Mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn khi lái xe mới nhất

  1. Pingback: Đi xe không có gương bị xử phạt bao nhiêu mới nhất – BEALAW

  2. Pingback: Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt như thế nào? – BEALAW

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *