NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

1) Khái niệm

1.1) Hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng (sau đây gọi là HĐTD) là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng với khách hàng (tổ chức, cá nhân vay vốn) theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận chuyển giao cho khách hàng vay một khoản tiền (gọi là vốn vay) để khách hàng sử dụng trong một thời hạn nhất định vào mục đích nhất định theo thỏa thuận, với điều kiện khách hàng phải hoàn trả cho tổ chức tín dụng cả gốc và lãi khi đến hạn.

1.2) Tranh chấp hợp đồng tín dụng

Tranh chấp HĐTD là những xung đột, bất đồng giữa các bên tham gia hợp đồng về quyền và nghĩa vụ trong HĐTD, theo đó các bên thể hiện sự xung đột, mâu thuẫn, bất đồng này thông qua những hành vi pháp lý cụ thể có thể xác định được.

2) Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng tín dụng

Thứ nhất, tranh chấp HĐTD luôn có sự tham gia của một bên là TCTD (bên cho vay/bên nhận bảo đảm) và chủ thể bên kia là bên vay/bên bảo đảm. Thực tế cho thấy, phần lớn các tranh chấp HĐTD thường có nguyên đơn là TCTD, bị đơn là bên đi vay hoặc bên bảo đảm. Với tư cách là chủ nợ, các TCTD có quyền yêu cầu bên vay hoặc bên bảo đảm phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản đối với mình theo thỏa thuận trong HĐTD hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay đã ký kết.

Thứ hai, tranh chấp HĐTD thường ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên, đặc biệt là đối với TCTD nên điều này sẽ tác động đến sự vận hành an toàn của cả nền kinh tế và đời sống xã hội. Hơn thế nữa, do tranh chấp HĐTD thường là những tranh chấp có giá trị lớn nên nguy cơ thiệt hại xảy ra cho các bên là rất lớn.

Thứ ba, phần lớn các tranh chấp liên quan đến HĐTD là các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn, lãi của bên vay cho TCTD, về mức lãi suất vay, về vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong HĐTD.Thứ tư, các tranh chấp HĐTD thường gắn liền với tranh chấp liên quan đến hợp đồng bảo đảm tiền vay thông qua hình thức cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

3) Phân loại

– Tranh chấp về hành vi vi phạm nghĩa vụ của một hoặc các bên trong hợp đồng: thường xảy ra khi một trong hai bên không thực hiện đúng hoăc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ như đã giao kết trong hợp đồng như nghĩa vụ trả lãi, nghĩa vụ chuyển giao tiền hay thanh toán tiền đúng hạn làm ảnh hưởng xấu đến quền và lợi ích hợp pháp của bên vay.

– Tranh chấp HĐTD xuất phát từ vi phạm nghĩa vụ trả lãi hoặc cả gốc và lãi

Đây là tranh chấp phổ biến nhất do trong quá trình đi vay sử dụng vốn vay người vay không chi trả được cho các khoản đầu tư của mình dẫn đến việc thất thoát, thâm hụt tài chính nên không đủ khả năng để chi trả nợ gốc và nợ lãi cho các TCTD. Mặt khác khi bên vay cần tiền để phục vụ cho nhu cầu bản thân thì khi bắt đầu vay họ chấp nhận với mức lãi suất TCTD đưa ra nhưng sau một thời gian nhu cầu cá nhân đã được đáp ứng, bên vay nhận thấy mức lãi suất mà TCTD đưa ra quá cao nên không đồng ý thanh toán với mức lãi suất đó hoặc vay vốn thực hiện kinh doanh không hiệu quả gây mất khả năng thanh toán nợ đối với TCTD.

– Tranh chấp về thực hiện biện pháp bảo đảm đối với HĐTD có bảo đảm bằng tài sản: Các TCTD thực hiện biện pháp bảo đảm như phát mại tài sản bảo đảm của người đi vay khi đến hạn thanh toán mà bên vay không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán của mình từ đây làm phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn giữa hai bên.

– Tranh chấp về chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng: Đây là tranh chấp phức tạp nếu có yếu tố nước ngoài, khi bên vay thay đổi nơi cư trú trong khi chưa thực hiện xong nghĩa vụ trong hơp đồng thì TCTD phải nhờ đến tòa án tiến hành các thủ tục liên quan đến tuyên bố người vắng mặt tại nơi cư trú hoặc tuyên bố mất tích để buộc bên vay phải thục hiện đúng nghĩa vụ và cam kết của mình trong hợp đồng. Hoặc trong quá trình ký kết HĐTD, việc xem xét tư cách chủ thể của bên vay tác động đến hiệu lực của HĐTD. Đặc biệt là khi ký kết HĐTD với tổ chức mà TCTD không tìm hiểu rõ về thẩm quyền ký kết dẫn đến việc ký kết không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền của người được ủy quyền hoặc ký kết HĐTD với cá nhân mà người đó không đủ năng lực hành vi dân sự. Như vậy rất dễ dẫn đến việc HĐTD sẽ bị tuyên vô hiệu.

Ngoài ra còn có dạng tranh chấp về định giá, xử lý tài sản bảo đảm đối với những HĐTD có bảo đảm bằng tài sản…

🎯CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI ĐÔNG Á – BEALAW
☑️Tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích cho các đương sự trong các vụ án dân sự, hình sự, kinh doanh thương mại, đất đai, lao động, hôn nhân gia đình.
☑️Thực hiện các thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến chuyển nhượng mua bán, chuyển đổi công ty, thay đổi ĐKKD, thực hiện các thủ tục pháp lý riêng biệt tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
☑️Tư vấn thu hồi công nợ, thành lập, giải thể, chuyển nhượng, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
☑️Soạn thảo các văn bản, đơn khiếu nại, tố cáo, di chúc, hợp đồng.
Với tôn chỉ “ trung thực – tận tâm – trách nhiệm – hiệu quả” cùng đội ngũ Luật sư, Luật gia giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm, Luật ĐẠI ĐÔNG Á cam kết bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

“LUẬT TNHH ĐẠI ĐÔNG Á – GIẢI PHÁP PHÁP LÝ HIỆU QUẢ”

☎ Quý khách vui lòng liên hệ để được tư vấn:
👉0941.776.999
👉0888.695.000
📩bealaw01@gmail.com
🌏Website: http://bealaw.com.vn/
🏢Địa chỉ: Số 58, đường 01, Khu Sunrise C, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *