Phân tích các quyền và hạn chế của chủ doanh nghiệp tư nhân

1) Ưu điểm

– Chủ sở hữu được toàn quyền trong việc quyết định mọi hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp

– Vì chế độ chịu trách nhiệm của DNTN là vô hạn nên có thể dễ dàng có được lòng tin từ khách hàng và các đối tác hơn (khách hàng hạn chế được tối đa rủi ro khi hợp tác.

– Dễ dàng kiểm soát được rủi ro

DNTN ít bị chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật hơn, có thể kiểm soát được rủi ro vì chỉ có duy nhất một người làm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

2) Hạn chế

Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ có những hạn chế sau đây:

– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Theo quy định của pháp luật, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Xuất phát từ bản chất là doanh nghiệp cho một cá nhân duy nhất làm chủ, là trách nhiệm tài sản vô hạn của chủ sở hữu. Điều đó có nghĩa mang tính rủi ro rất cao khi doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản hay những khoản nợ khổng lồ. Lúc này, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải dùng toàn bộ tài sản của mình để chịu trách nhiệm một cách vô hạn. 

Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và đối tác, kể cả chủ nợ của các DNTN nên luật chỉ cho phép mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 DNTN.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Doanh nghiệp cho một cá nhân duy nhất làm chủ, tức là quyền hạn của doanh nghiệp hoàn toàn thuộc về chủ sở hữu mà không bị bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào can thiệp. 

– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình kinh doanh thường có sự hạn chế về vốn điều lệ, quy mô hoạt động và số lượng thành viên. Bởi doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nghĩa là giữa tài sản của chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp không có sự phân định rõ ràng cho nên nếu doanh nghiệp tư nhân phát hành chứng khoán thì không phân định được tỉ lệ gánh chịu rủi ro giữa chủ doanh nghiệp và những nhà đầu tư chứng khoán.

– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Đại Đông Á liên quan đến hạn chế của chủ doanh nghiệp tư nhân. Mọi vướng mắc xin liên hệ qua SĐT/Zalo 0941.776.999 – 0888.695.000 để được tư vấn và hỗ trợ.

Hương Trinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *