Phân tích quy trình kiểm soát tập trung kinh tế theo Luật cạnh tranh 2018

I. Căn cứ pháp lý

Luật cạnh tranh 2018

II. Nội dung tư vấn

Hoạt động tập trung kinh tế là hoạt động tất yếu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Các hoạt động TTKT làm tăng tiềm lực kinh tế, tạo ra các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn trước, tuy nhiên hành vi này cũng dễ tạo ra các doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Trong luật cạnh tranh có quy định rất rõ về quy trình kiểm soát tập trung kinh tế nhằm kiểm soát hậu quả của các giao dịch này.

Quy trình kiểm soát tập trung kinh tế:

Bước 1: Nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế

Để đánh giá giao dịch tập trung kinh tế có thuộc trường hợp bị cấm hay không trước hết phải xem giao dịch tập trung kinh tế đó có thuộc ngưỡng quy chuẩn do pháp luật cạnh tranh đặt ra (ngưỡng thông báo). 

Ngưỡng thông báo là một quy chuẩn do pháp luật cạnh tranh đặt ra dựa trên việc cân bằng giữa mục tiêu kiểm soát các giao dịch tập trung kinh tế diễn ra trên thị trường có thể gây tác hại đến cạnh tranh và chi phí hợp lý của các bên liên quan, bao gồm cả chi phí thực hiện thông báo của doanh nghiệp và chi phí để cơ quan cạnh tranh tiến hành rà soát các vụ việc có quan ngại đáng kể. Hiện nay pháp luật quy định về giao dịch tập trung kinh tế thỏa mãn một trong các tiêu chí về ngưỡng thông báo sau phải làm hồ sơ thông báo tập trung kinh tế

Bước 2: Thụ lý hồ sơ thông báo tập trung kinh tế

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản các nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ sung để các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo.

Khi kết thúc thời hạn mà bên được yêu cầu không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc sửa đổi, bổ sung không đầy đủ theo yêu cầu thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ thông báo tập trung kinh tế

Bước 3: Thẩm định sơ bộ

Thẩm định sơ bộ là giai đoạn đánh giá ban đầu về thực chất của giao dịch tập trung kinh tế để cho phép hay không cho phép hành vi tập trung kinh tế đó diễn ra. Tiêu chí thẩm định sơ bộ nhằm xác định cấu trúc thị trường cũng như xác định vị trí của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường

+ Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan; 

+ Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;

+ Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc hỗ trợ cho nhau.  

Bước 4: Thẩm định chính thức

Theo Khoản 1 Điều 37 Luật Cạnh tranh 2018 quy định: “Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ với nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 của Luật này.

Đối với vụ việc phức tạp, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể gia hạn thẩm định chính thức nhưng không quá 60 ngày và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế”.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Đại Đông Á về “Quy trình kiểm soát tập trung kinh tế”. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua SĐT/Zalo 0888.695.000 – 0941.776.999 để được tư vấn và giải đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *