Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước, thống nhất đổi tên thẻ CCCD thành thẻ Căn Cước từ 1/7/2024

Sáng 27/11 đã diễn ra Kỳ họp thứ 6 (Quốc hội khóa XV), tại phiên họp này Quốc hội đã thông qua dự án Luật căn cước 87,25% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.

Trước đó, Thường trực UBQPAN cho biết, việc thay đổi hình thức, nội dung, tên gọi của thẻ căn cước là phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số, với nội dung được bổ sung bao quát, toàn diện, đầy đủ thông tin trong thẻ căn cước và hình thức, phương thức quản lý số tính khoa học, đại chúng, giúp cho Nhà nước quản lý chặt chẽ các đối tượng, đồng thời hỗ trợ người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, tham gia các hoạt động, giao dịch hành chính, dân sự, hoạt động xã hội tiện lợi, phù hợp với môi trường số, xã hội số.

Do thay đổi tên gọi từ luật CCCD thành luật Căn cước, để tương thích, thẻ CCCD sẽ có tên gọi mới là thẻ căn cước.

Không chỉ tên gọi, một số thông tin thể hiện trên mặt thẻ căn cước cũng được đổi mới so với thẻ CCCD.

Cụ thể, về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, Điều 18 trong luật quy định thông tin được in trên thẻ căn cước bao gồm:

Hình Quốc huy; Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”; Dòng chữ “CĂN CƯỚC”; Ảnh khuôn mặt; Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quốc tịch; Nơi cư trú; Ngày, tháng, năm cấp thẻ; ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng; Nơi cấp: Bộ Công an.

Như vậy so với Luật Căn cước công dân 2014, trường thông tin về quê quán, vân tay đã được lược bỏ, không cần thể hiện trên thẻ căn cước (quê quán của công dân sẽ được tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư). Dòng chữ “CĂN CƯỚC CÔNG DÂN” đổi thành “CĂN CƯỚC”, “quê quán” đổi thành “nơi đăng ký khai sinh”, “nơi thường trú” đổi thành “nơi cư trú”.

Việc dự thảo bỏ vân tay trên bề mặt thẻ để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng thẻ; bỏ thông tin quê quán để đảm bảo tính riêng tư, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ và vướng mắc trong xác thực thông tin.

Theo Luật Căn cước mới, thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm: thông tin nhân dạng, thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói, nghề nghiệp…

Trong đó, với thông tin ADN và giọng nói, chỉ thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc trong quá trình quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Có phải làm lại CCCD theo mẫu mới sửa đổi?

Tính đến thời điểm này người dân có thể sử dụng 4 loại giấy tờ tùy thân, với giá trị pháp lý như nhau gồm: CMND 9 số, CMND 12 số, CCCD mã vạch và CCCD gắn chip.

Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho người dân thực hiện một số giao dịch liên quan đến chứng minh nhân dân trong giai đoạn chuyển tiếp, luật quy định chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày luật này có hiệu lực thi hành, được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

Ngoài ra, luật cũng quy định thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

Như vậy, nếu người dân đã được cấp thẻ CCCD thì được tiếp tục sử dụng, không bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước mới. Nếu người dân có nhu cầu thì sẽ được đổi sang loại thẻ mới.

Trên đây là những tư vấn của Công ty Luật BEALAW về vấn đề Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước, thống nhất đổi tên thẻ CCCD thành thẻ Căn Cước từ 1/7/2024

Liên hệ Luật sư (Theo chủ đề bài viết) – Luật BEALAW

Nếu bạn cần tư vấn về (theo chủ đề bài viết); bạn có thể liên hệ đến BEALAW theo các phương thức sau:

Điện thoại (Zalo): 0941.776.999 hoặc 0888.695.000

Website: http://bealaw.com.vn/Email: bealaw01@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *