Quy định của pháp luật về tội mua bán người theo BLHS 2015

Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề: Quy định của pháp luật về tội mua bán người theo BLHS 2015 vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

2. Quy định của pháp luật về tội mua bán người theo BLHS 2015

Tội mua bán người là tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp trong đó người thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm đến các quyền cơ bản của nạn nhân như quyền tự do, quyền con người,…coi con người như một món hàng để thực hiện việc trao đổi, mua bán với mục đích là kiếm lợi nhuận.

Tội mua bán người quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Các yếu tố cấu thành tội mua bán người như sau:

Thứ nhất, mặt khách quan: 

–  Về hành vi: có hành vi mua bán người để thu lợi bất chính. Hành vi này thể hiện dưới hình thức dùng tiền, tài sản hoặc các phương tiện thanh toán khác (bằng hàng hóa) đê đổi lấy người (nhằm đem bán) hoặc ngược lại để thu lợi.

–  Người bị hại phải là người đạt từ đủ mười sáu tuổi trở lên. Trường hợp người bị hại dưới mười sáu tuổi thì cấu thành tội mua bán trẻ em.

Cần lưu ý, tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện xong hành vi mua bán người. Nếu việc mua bán người chưa xảy ra thì được coi là phạm tội chưa đạt. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội không phụ thuộc vào việc bị hại có biết hay không biết mình bị mua bán.

Thứ hai, về mặt khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm của con người.

Thứ ba, mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý, mục đích tội phạm để thu lợi bất chính, tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Thứ tư, về chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Khung hình phạt cụ thể đối với tội này như sau:

– Khung một (quy định tại khoản 1 Điều 150 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)

Có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Được áp dụng đối với trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan như:

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

– Khung hai (quy định tại khoản 2 Điều 150 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)

Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm, mức phạt này áp dụng đối với các trường hợp có hành vi như sau:

+ Có tổ chức;

+ Vì động cơ đê hèn;

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;…

– Khung 3 (quy định tại khoản 3 Điều 150 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong các trường hợp như sau:

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;…

– Hình phạt bổ sung (khoản 4)

Bên cạnh việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính như trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á (BEALAW) về: Quy định của pháp luật về tội mua bán người theo BLHS 2015 theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *