Quy định xử phạt đối với hành vi mê tín dị đoan

Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề: Quy định xử phạt đối với hành vi mê tín dị đoan vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;

– Nghị định 128/2022/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.

2. Mê tín dị đoan là gì?

– Mê tín dị đoan được coi là hiện tượng có tính phổ biến trong xã hội, có ở hầu hết các quốc gia gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng, an ninh xã hội. Mê tín dị đoan được hiểu là có niềm tin mãnh liệt vào những điều phù phiếm, mơ hồ, không có căn cứ nào để chứng minh. 

– Hành vi mê tín dị đoan bao gồm hành vi bói toán, đồng bóng và hành vi mê tín dị đoan tương tự khác. Trong đó, bói toán là việc đưa ra các khẳng định về quá khứ cũng như dự đoán về tương lai của một người hoặc của cả gia đình hay dòng họ; đồng bóng là việc để thần thánh hoặc người đã chết phát ngôn qua người sống. Bói toán, đồng bóng là hai hình thức mê tín dị đoan có tính phổ biến hơn cả nên được xác định cụ thể trong điều luật, ngoài ra luật còn xác định những hành vi mê tín, dị đoan khác cũng chịu xử phạt theo quy định pháp luật.

3. Quy định xử phạt đối với hành vi mê tín dị đoan

3.1. Xử phạt hành chính

Nghị định 128/2022/NĐ-CP hiện nay quy định một số mức xử phạt với các hoạt động liên quan đến hành vi mê tín dị đoan như sau:

– Đối với hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 14).

– Đối với hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Quy định tại Điểm đ Khoản 7 Điều 14). Ngoài ra Điểm a Khoản 8 điều này quy định thêm về biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.

– Đối với hành vi lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (Quy định tại Điểm c khoản 6 điều 20). Ngoài ra Điểm d Khoản 9 điều này quy định thêm về biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan.

3.2. Trách nhiệm hình sự

Không chỉ quy định về xử phạt hành chính, hiện nay hành vi mê tín dị đoan còn được quy định Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 bởi hành vi nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới xã hội của nó. Điều 320 quy định trách nhiệm hình sự của Tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau: 

Khung 1: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với hành vi:

+ Làm chết người;

+ Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, trên đây là những tư vấn của Công ty Luật BEALAW về vấn đề Quy định xử phạt đối với hành vi mê tín dị đoan

Liên hệ Luật sư (Theo chủ đề bài viết) – Luật BEALAW

Nếu bạn cần tư vấn về (theo chủ đề bài viết); bạn có thể liên hệ đến BEALAW theo các phương thức sau:

Điện thoại (Zalo): 0941.776.999 hoặc 0888.695.000

Website: http://bealaw.com.vn/

Email: bealaw01@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *