Quyền lợi của người lao động khi nghỉ ốm đau dài ngày

1. Thế nào là bệnh dài ngày

Pháp luật chưa giải thích thế nào là bệnh dài ngày, mà chỉ liệt kê danh mục các bệnh cần chữa trị dài ngày là danh mục gồm những bệnh được gán mã bệnh ICD-10 do Bộ Y tế quy định. (khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 3 Điều 1 Thông tư 46/2016/TT-BYT), ví dụ: bệnh vảy nến, bệnh xơ gan,…

2. Điều kiện để được nghỉ ốm bệnh dài ngày

Theo quy định tại Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, công dân Việt Nam đã tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng chế độ ốm đau dài ngày. Cụ thể:

– Người lao động đã làm hợp đồng lao động xác định/không xác định thời hạn hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

– Người lao động đã làm hợp đồng lao động từ 01 tháng – dưới 03 tháng.

– Công chức viên chức.

– Công an, quốc phòng, quân nhân, sĩ quan chuyên nghiệp…

– Quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ được hưởng chế độ nghỉ ốm đau dài ngày. Cụ thể, tại Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, điều kiện để được nghỉ ốm đau dài ngày bao gồm:

– Bị ốm đau, tai nạn (không phải tai nạn lao động dẫn đến nghỉ việc) và phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

– Khi chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp phải nghỉ làm do tự hủy hoại sức khỏe, sử dụng ma túy, say rượu thì sẽ không được hưởng chế độ ốm đau dài ngày. Ngoài ra, người lao động cũng sẽ được nghỉ ốm đau dài ngày khi mắc bệnh nằm trong danh mục 332 Bệnh cần chữa trị dài ngày theo Thông tư 46/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016.

3. Thời gian nghỉ, mức hưởng trợ cấp nghỉ ốm đau dài ngày

Theo quy định tại khoản 2 Điều 26, Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) và khoản 2 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:

(i) Thời gian để người lao động được hưởng chế độ ốm đau dài ngày là tối đa 180 ngày/năm (kể cả lễ, Tết, nghỉ hàng tuần). Trong 180 ngày đầu, mức hưởng được tính theo công thức sau:

Mức hưởng = 75% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ x Số tháng nghỉ hưởng chế độ ốm đau

(ii) Trường hợp sau 180 ngày mà vẫn cần cần nghỉ ngơi để tiếp tục điều trị thì có thể nghỉ thêm nhưng thời gian nghỉ tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Mức hưởng trợ cấp ốm đau trong trường hợp này thấp hơn, phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể:

+ Đối với người bệnh đóng BHXH đủ 30 năm trở lên:

Mức hưởng = 65% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Số tháng nghỉ hưởng chế độ ốm đau.

+ Đối với người bệnh đóng BHXH từ đủ 15 – dưới 30 năm:

Mức hưởng = 55% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Số tháng nghỉ hưởng chế độ ốm đau

+ Đối với người bệnh đóng BHXH dưới 15 năm:

Mức hưởng = 50% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Số tháng nghỉ hưởng chế độ ốm đau. 

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Đại Đông Á về vấn đề “Quyền lợi của người lao động khi nghỉ ốm đau dài ngày”. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua SĐT/Zalo 0941.776.999 – 0888.695.000 để được tư vấn và hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *