RỦI RO KHÔN LƯỜNG KHI ĐỂ LỘ CHỨNG MINH NHÂN DÂN, CĂN CƯỚC CÔNG DÂN

Xã hội ngày càng hiện đại, mạng Internet phủ sóng khắp nơi kéo theo các tội phạm công nghệ cao với những thủ đoạn lừa lọc tinh vi xuất hiện ngày càng nhiều. Thực tế đã có rất nhiều vụ việc lừa đảo xảy ra bởi người dân để lộ thông tin cá nhân (thẻ ngân hàng, chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…).  

Thời gian gần đây, việc lừa đảo chụp hình căn cước công dân/chứng minh nhân dân đang khá phổ biến, gây hoang mang cho nhiều người dân. Các đối tượng lừa đảo dựa vào các thông tin trên căn cước/chứng minh nhân dân để thực hiện các giao dịch rút tiền. Vậy các đối tượng thực hiện thủ đoạn lừa đảo như thế nào? Cần xử lý ra sao khi trở thành nạn nhân? Xin mời bạn đọc cùng Luật Đại Đông Á (Bealaw) giải quyết vấn đề trên.

1. Cách thức, thủ đoạn lừa đảo

Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân là các giấy tờ nhân thân quan trọng của mỗi người dân, bao gồm đầy đủ các thông tin: Họ tên, ngày tháng năm sinh, đặc điểm nhận dạng, nơi cư trú…

Tại nước ta hiện nay, đa phần người dân đã chuyển sang căn cước công dân gắn chíp, có tích hợp thêm các thông tin về sổ hộ khẩu, họ tên cha/mẹ, nhà nước hướng tới tích hợp các giấy tờ khác: bằng lái xe, chứng chỉ hành nghề,…

Vì chủ quan mà nhiều người dân để lộ hình ảnh căn cước công dân/chứng minh nhân dân không làm mờ thông tin, hoặc nhiều đối tượng đã sử dụng thủ đoạn xin chụp ảnh căn cước chứng minh/chứng minh nhân dân rồi trả triền. Điều này đã dẫn đến những rủi ro khôn lường:

– Bị kẻ xấu sử dụng thông tin, ảnh chụp và thực hiện các giao dịch vay tiền trên app nhằm mục đích chiếm đoạt. Thủ tục vay tiền trên app khá đơn giản, nhanh chóng, chỉ cần có căn cước công dân/chứng minh nhân dân và thông tin cá nhân là có thể hoàn thành thủ tục vay tiền.

– Bị sử dụng hình ảnh căn cước công dân/chứng minh nhân dân hai mặt để đăng ký thuê bao trả sau của các nhà mạng. Sau đó, chúng thực hiện những cuộc gọi quốc tế, hoặc thực hiện các cuộc gọi trong nước một cách vô tội vạ và chủ thẻ có thể phải chịu các khoản phí nợ cước…

– Bị các công ty ảo sử dụng thông tin cá nhân, ảnh chụp căn cước công dân/chứng minh nhân dân để đăng ký mã số thuế nhằm qua mặt các cơ quan chức năng…

Có thể thấy, chỉ với các thông tin trên căn cước công dân/chứng minh nhân dân, kẻ xấu có thể thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác nhau, gây thiệt hại to lớn về tài sản cho nạn nhân.

2. Cần làm gì khi bị lộ thông tin trên căn cước công dân/chứng minh nhân dân?

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra, ngay sau khi nhận thấy thông tin CMND/CCCD đã bị lộ, người dân cần làm ngay những việc sau:

– Thu hồi ảnh căn cước công dân/chứng minh nhân dân  ngay khi đăng lên mạng hoặc gửi nhầm cho người khác.

– Kiểm tra thông tin tài khoản cùng các khoản vay.

Người dân cần kiểm tra thông tin tài khoản và các khoản vay bằng cách gọi tới ngân hàng mở thẻ thông qua tổng đài chăm sóc khách hàng để được nhân viên hỗ trợ tra cứu vè kịp thời có phương án xử lý, khắc phục.

– Kiểm tra thông tin số điện thoại trả sau

Để kiểm tra xem số căn cước công dân/chứng minh nhân dân đã đăng ký bao nhiêu sim chính chủ, chủ thẻ soạn tin nhắn theo cú pháp TTTB gửi 1414.

Trường hợp phát hiện một số điện thoại khác mà không phải do mình đăng ký cần nhanh chóng liên hệ đến nhà mạng để phản ánh kịp thời.

– Kiểm tra thông tin đăng ký thuế

Ngay khi nghi ngờ bị lợi dụng lấy số CNMD/CCCD để đăng ký mã số thuế ảo, có thể truy cập vào địa chỉ https://canhan.gdt.gov.vn/, sau đó nhập thông tin để kiểm tra.

3. Nạn nhân có phải trả nợ không?

Vay nợ được xác lập dựa trên sự thỏa thuận của các bên trên tinh thần tự nguyện, do đó nếu một người bị lấy cắp thông tin như số CMND, CCCD… nhưng trên thực tế không thực hiện giao dịch vay tiền thì không có nghĩa vụ phải trả nợ. Tuy nhiên, nạn nhân phải chứng minh mình không phải là người thực hiện vay tiền.

Trường hợp bị bên cho vay đòi nợ, có thể yêu cầu bên cho vay cung cấp các giấy tờ, chứng từ liên quan đến việc vay mượn như: Thời gian vay, số tiền vay, lãi suất cho vay, giao dịch vay…

Đồng thời, để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của bản thân, người bị hại có thể trình báo sự việc trên cho các cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết tin báo tội phạm.

Để được tư vấn cụ thể hơn đối với từng trường hợp, quý bạn đọc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí: 0941.776.999 hoặc 0888.695.000.

Với tôn chỉ “ trung thực – tận tâm – trách nhiệm – hiệu quả” cùng đội ngũ Luật sư, Luật gia giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm, Luật ĐẠI ĐÔNG Á cam kết bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
“LUẬT TNHH ĐẠI ĐÔNG Á – GIẢI PHÁP PHÁP LÝ HIỆU QUẢ”

2 thoughts on “RỦI RO KHÔN LƯỜNG KHI ĐỂ LỘ CHỨNG MINH NHÂN DÂN, CĂN CƯỚC CÔNG DÂN

  1. Pingback: Các địa phương được áp dụng chính sách khen thưởng, hỗ trợ với phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi? – BEALAW

  2. Pingback: Doạ ma trẻ em bị phạt đến 20 triệu đồng? – BEALAW

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *