Xin chào Luật sư. Mong Luật sư tư vấn cho tôi trường hợp sau đây. Gia đình tôi có 3 anh em, tôi là anh cả. Khi bố tôi còn sống, ông có nói với cả 3 anh em tôi là sẽ cho tôi căn nhà hiện tại để kinh doanh làm ăn. Sau này các anh em trong nhà nói rằng đây là tài sản chung, tôi không được đứng tên hoàn toàn. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, trường hợp tặng cho này có giá trị pháp lý hay không?
I. Căn cứ pháp lý
– Bộ luật Dân sự 2015
– Luật Đất đai 2013
II. Nội dung tư vấn
1) Tặng cho nhà đất là gì?
Tặng cho nhà đất là sự thoả thuận của các bên, theo đó bên tặng cho chuyển giao chuyển giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù
Việc tặng cho phổ biến hiện nay là cha, mẹ tặng cho đất con cái hoặc giữa những người có quan hệ thân thích nên việc thoả thuận tặng cho bằng miệng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều
2) Việc tặng cho nhà đất bằng miệng có giá trị pháp lý không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực tại Văn phòng công chứng theo đúng quy định của pháp luật.
Từ quy định trên, việc chuyển nhượng, tặng cho đất chỉ bằng lời nói không đáp ứng được điều kiện về mặt hình thức của Hợp đồng, như vậy việc tặng cho nhà đất bầng miệng là không có giá trị pháp lý.
Như vậy với trường hợp của bạn, việc tặng cho không được lập thành Hợp đồng có công chứng, chứng thực nên sẽ không có giá trị theo quy định của pháp luật.
3) Việc tặng cho nhà đất bằng miệng hợp pháp khi nào?
Căn cứ theo Án lệ số 03/2016/AL quy định về trường hợp tặng cho đất chỉ bằng lời nói nhưng vẫn có giá trị pháp lý. “Trong trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng người con đã xây dựng nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở mà cha mẹ và những người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất.”
Như vậy, có thể thấy rằng không phải tất cả các trường hợp tặng cho bằng miệng đều không có giá trị pháp lý. Đối với những trường hợp cha mẹ tặng cho con một diện tích đất nhưng không thực hiện các thủ tục công chứng, chứng thực nhưng nếu đáp ứng các tình tiết tương tự trên thì Toà án vẫn công nhận hợp đồng tặng cho.
Trên đây là những tư vấn của công ty Luật BEALAW về những vấn đề pháp lý liên quan đến việc tặng cho nhà đất bằng lời nói. Mọi thắc mắc cụ thể cần giải đáp, bạn có thể liên hệ đến Luật BEALAW theo các phương thức sau:
Điện thoại (Zalo): 0941.776.999 hoặc 0888.695.000
Website: http://bealaw.com.vn/
Email: bealaw01@gmail.com