THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ HỢP ĐỒNG THỰC TẬP SINH NHẬT BẢN

Nội dung Hợp đồng Thực tập sinh Nhật Bản sẽ bao gồm những điều khoản về quyền lợi, nghĩa vụ và những điều liên quan đến quy định trong xí nghiệp. Trước khi đặt bút kí thì bạn phải đọc thật kĩ những nội dung có trong đó, tránh những vi phạm hợp đồng, đồng thời bảo vệ được quyền lợi của chính mình.

1. Nội dung quy định hợp đồng đi Nhật làm việc mà Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu

Theo thông tư số 22/2013/TT-BLĐTBXH, hợp đồng đưa người lao động làm việc tại nước ngoài là thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp với người lao động. Tại đây thể hiện những quyền lợi, nghĩa vụ của các bên khi làm việc tại Nhật Bản. Nội dung hợp đồng Thực tập sinh Nhật Bản phải có thông tin về các bên tham gia ký kết là doanh nghiệp, tổ chức lao động và người lao động.

Hợp đồng thực tập sinh Nhật Bản

2. Ký kết hợp đồng lao động cần những giấy tờ gì?

Các bạn Thực tập sinh cần biết là ngoài bản hợp đồng lao động thì khi ký kết bạn còn phải đọc và xem xét thật kỹ “Bản các điều kiện lao động” mà đơn vị tiếp nhận đính kèm theo. Vậy hợp đồng sẽ gồm những nội dung gì? Bản các điều kiện lao động là gì?

Thông tin cụ thể trên hợp đồng

Hợp đồng ký kết giữa Thực tập sinh và đơn vị tiếp nhận bao gồm các thông tin chính về thông tin chung (tên) của hai bên, nội dung ký kết hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng, chữ ký và ngày tháng ký kết hợp đồng.

Bản các điều kiện lao động đính kèm với hợp đồng

Khi ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải ghi rõ bằng văn bản về các điều kiện lao động cũng như đính kèm theo hợp đồng. Trong Bản các điều kiện lao động có ghi chi tiết các nội dung sau:

  1. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng lao động;
  2. Địa điểm làm việc;
  3. Nội dung công việc phải thực hiện;
  4. Các nội dung về thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, có làm quá thời giờ làm việc quy định không? Quy định về thời giờ giải lao, ngày nghỉ, nghỉ phép như thế nào;
  5. Tiền lương (tiền lương cơ bản, lương làm ngoài giờ quy định), thanh toán lương;
  6. Các điều khoản về thôi làm, sa thải;

Người lao động cần tự bảo quản cẩn thận Hợp đồng lao động và Bản các điều kiện lao động từ Đơn vị tiến hành thực tập.

Bản các điều kiện lao động (mẫu) dành cho Thực tập sinh kỹ năng

Hợp đồng thực tập sinh Nhật Bản
Hợp đồng thực tập sinh Nhật Bản
Hợp đồng thực tập sinh Nhật Bản
Hợp đồng thực tập sinh Nhật Bản
Hợp đồng thực tập sinh Nhật Bản

3. Các nội dung quan trọng trong hợp đồng Thực tập sinh Nhật Bản

Điều khoản, quy định về sa thải

Sa thải là việc kết thúc hợp đồng lao động từ một phía theo yêu cầu của đơn vị tiến hành thực tập. Việc sa thải với lý do không hợp lý và khách quan, không phù hợp với các quy ước xã hội thì được xem là lạm quyền và không có hiệu lực. Trong thời gian bạn được tuyển dụng nếu không phải là trường hợp bất khả kháng thì đơn vị tiến hành thực tập không được sa thải giữa chừng. Mặt khác dù là trường hợp bất khả kháng cũng phải tuân theo các thủ tục sau:

  • Phải thông báo cho người lao động lý do sa thải trước ít nhất là 30 ngày.
  • Nếu sa thải mà không thông báo trước 30 ngày thì phải thanh toán phụ cấp thông báo sa thải theo số ngày tính đến khi sa thải.

Điều khoản về đãi ngộ, bảo hiểm

Trong hợp đồng Thực tập sinh Nhật Bản gồm có thông tin về điều kiện làm việc, sinh hoạt và các đãi ngộ dành cho người lao động bao gồm:

  • Thời hạn hợp đồng;
  • Thời gian làm việc;
  • Mức thu nhập – tiền lương;
  • Hình thức trả lương;
  • Điều kiện ăn ở (nếu có);
  • Chế độ khám chữa bệnh, bảo hiểm, tiền lương làm thêm giờ…

Thời hạn hợp đồng Thực tập sinh Nhật Bản

Trên nguyên tắc, hợp đồng lao động xác định thời hạn (1 năm – 3 năm) sẽ chấm dứt sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng. Bản hợp đồng lao động xác định thời hạn nếu được gia hạn với cùng một bên sử dụng lao động (có thời gian vượt quá 5 năm) sẽ có thể chuyển đổi thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn dựa trên yêu cầu của người lao động.

Tuy nhiên trường hợp người lao động muốn gia hạn hợp đồng và có lý do hợp lý cho việc gia hạn thì người sử dụng lao động phải đồng ý gia hạn với các điều kiện lao động tương đương với hợp đồng trước đó. Việc từ chối gia hạn hợp đồng mà không có lý do khách quan và hợp lý, không phù hợp với các quy ước xã hội sẽ không được công nhận.

4. Thực tập sinh Nhật Bản phải ký những hợp đồng nào?

Chương trình Thực tập sinh Nhật có 2 hợp đồng bạn nhất định phải ký, bao gồm:

  • Hợp đồng thứ nhất: Là hợp đồng mà Thực tập sinh phải ký với công ty xuất khẩu lao động ngay sau khi trúng tuyển.
  • Hợp đồng thứ hai: Là hợp đồng mà Thực tập sinh ký với công ty tiếp nhận.

5. Những điều cần lưu ý khi hết hợp đồng lao động

Sau khi hết hạn hợp đồng Thực tập sinh Nhật Bản, người lao động có thể tiếp tục quay trở lại Nhật lần 2 để làm việc với các điều kiện sau:

  • Nếu bạn là Thực tập sinh kỹ năng sắp hoặc đã hoàn thành chương trình 3 năm thì có thể quay trở lại Nhật làm việc lần 2 bằng 2 cách: Tiếp tục tham gia chương trình Thực tập sinh kỹ năng số 3 (thêm 2 năm) hoặc chọn chương trình Kỹ năng đặc định (5 năm). Hai chương trình này có điều kiện và quy định tham gia khác nhau
  • Đối với Thực tập sinh 1 năm vẫn có thể quay lại Nhật bằng cách đăng ký xin Vía kỹ năng đặc định sang Nhật làm việc, dự thi để lấy visa đặc định hoặc sau khi về nước bạn cũng có thể đi du học Nhật theo diện chủ động.

6. Lưu ý khi Thực tập sinh huỷ hợp đồng lao động

Nguyên nhân hủy hợp đồng Thực tập sinh Nhật Bản có thể xuất phát từ người lao động hoặc từ doanh nghiệp:

Nguyên nhân từ người lao động

Vấn đề về sức khỏe là một trong những nguyên nhân làm cho người lao động phải hủy hợp đồng lao động đi Nhật. Một nguyên nhân khác cũng khá phổ biến từ phía người lao động là người lao động khai không đúng thông tin, sự thật dẫn đến trục trặc về hồ sơ, giấy tờ không hoàn thành đủ thủ tục để đi. Ngoài ra có một số nguyên nhân đến từ cá nhân người lao động (hoàn cảnh, tài chính) buộc phải hủy hợp đồng xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Người lao động không nên tự ý hủy hợp đồng (trừ trường hợp bất khả kháng như bệnh tật, việc khẩn cấp)

Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp không ai muốn đó là công ty bị thua lỗ hoặc buộc phải ngừng hoạt động. Doanh nghiệp không còn tuyển vị trí đó và không thể giải quyết các vấn đề liên quan đến việc làm bị huỷ nên phải hủy hợp đồng. Xí nghiệp vi phạm quy định về luật Lao động, luật thực tập sinh Nhật Bản. Nghiệp đoàn vi phạm nên bị cấm tiếp nhận.

Ảnh hưởng của việc huỷ hợp đồng

Việc hủy hợp đồng Thực tập sinh Nhật Bản dù là vì nguyên nhân gì cũng sẽ ảnh hưởng đến cá nhân người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, nghiệp đoàn. Một vài ảnh hưởng có thể kể đến như người lao động mất đi cơ hội làm việc tại môi trường tốt hơn với mức thu nhập ổn định hơn, công ty dịch vụ tại Việt Nam mất sự uy tín, doanh nghiệp Nhật bản thiếu người làm việc và mất thời gian cũng như chi phí tìm người thay thế.

Điều khoản về bồi thường

Trường hợp người lao động đang tiến hành ký kết hợp đồng với đơn vị tiếp nhận lao động thì cần lưu ý:

Điều 16 của Luật tiêu chuẩn lao động đề cập rằng: Cấm hợp đồng quy định trước tiền vi phạm hợp đồng vì không thi hành hợp đồng lao động hoặc dự kiến khoản tiền bồi thường thiệt hại. Ví dụ, nếu các bạn ký kết phần nội dung tương tự như điều 16 đã đề cập thì đây là hành vi vi phạm khi bắt Thực tập sinh ký trước hợp đồng trả 1 khoản phí làm tiền phạt nếu bỏ không thi hành hoặc làm hư hại thiết bị của công ty.

Những điều khoản bồi thường khi vi phạm Điều 16 của Luật tiêu chuẩn lao động

Nếu người lao động muốn hủy hợp đồng Thực tập sinh Nhật Bản trong thời gian chờ xuất cảnh thì phải tự chịu các khoản phí phát sinh mà công ty phái cử đã chi trả trước đó để làm thủ tục như: Chi phí hồ sơ, khám sức khỏe, tiền ăn, đào tạo tại trung tâm…

Ngược lại, nếu lý do hủy hợp đồng từ phía doanh nghiệp thì người lao động sẽ được hoàn trả toàn bộ chi phí mà người lao động đã đóng trước đó tại công ty như phí dịch vụ (một số khoản phí khác bao gồm chi phí học tiếng Nhật, chi phí ăn ở sẽ tùy thuộc vào các chính sách khác nhau của từng công ty).

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á về: THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ HỢP ĐỒNG THỰC TẬP SINH NHẬT BẢN theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay Luật sư tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 0941.776.999 hoặc 0888.695.000

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, đất đai, hình sự, doanh nghiệp,….. Luật Đại Đông Á tự tin có thể giải đáp các vấn đền liên quan đến các vấn đề pháp lý của khách hàng. Bảo vệ tốt nhất quyền; lợi ích hợp pháp cho khách hàng khi có tranh chấp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *