Thủ tục đơn phương ly hôn mới nhất (2023)

Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề: Thủ tục đơn phương ly hôn mới nhất (2023) vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.

  1. Trường hợp được đơn phương ly hôn

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành, vợ/chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Thông thường, Tòa án sẽ giải quyết việc ly hôn khi có sự đồng thuận của cả hai bên vợ chồng. Tuy nhiên, trong trường hợp một trong hai bên vợ hoặc chồng không đồng ý việc ly hôn thì bên còn lại vẫn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn đơn phương nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

VD: nếu bạn có bằng chứng chứng minh vợ/chồng của bạn ngoại tình hoặc bằng chứng chứng minh hành vi bạo hành của vợ/chồng bạn gây tổn hại đến sức khỏe và tinh thần của bạn,….

  • Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn: nếu một bên vợ/chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích thì người còn lại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn đơn phương
  • Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ/chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng/vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Tuy nhiên, người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Điều này có nghĩa là cho dù có thuộc một trong ba trường hợp nêu trên mà người vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng vẫn không có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương. Trong trường hợp đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà người vợ muốn đơn phương ly hôn thì Tòa vẫn giải quyết nếu xét thấy có đủ căn cứ.

Thẩm quyền giải quyết việc đơn phương ly hôn

Theo quy định tại điều 35 bộ luật Tố tụng dân sự 2015, việc giải quyết đơn phương ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi thường trú hoặc làm việc của bị đơn.

Thủ tục ly hôn đơn phương

Trong trường hợp bạn đầy đủ cơ sở theo quy định tại điều 56, Luật Hôn nhân và gia đình 2014, bạn có quyền gửi yêu cầu lên Tòa án để yêu cầu giải quyết việc ly hôn đơn phương. Hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị bao gồm:

  • Đơn xin ly hôn đơn phương (Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP (sửa đổi bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP)
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn
  • Bản sao CMND/CCCD còn hiệu lực của nguyên đơn
  • Giấy xác nhận nơi cư trú của bị đơn (tùy tòa)
  • Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có)
  • Bản sao các tài sản chung cần phân chia khi ly hôn (nếu có)
  • Các căn cứ chứng minh vi phạm hôn nhân theo điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Trình tự, thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu nêu trên.

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú của bị đơn bằng các phương thức sau:

  1. Nộp trực tiếp tại Tòa án
  2. Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính
  3. Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)

Bước 3: Nộp tạm ứng án phí (trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp tạm ứng án phí từ Tòa án)

Bước 4: Thông báo về việc thụ lý vụ án: trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, thẩm phán sẽ thông báo thụ lý vụ án bằng văn bản cho nguyên đơn và bị đơn. Đồng thời, phân công thẩm phán thụ lý vụ án.

Bước 5: Tham gia các buổi hòa giải và công khai chứng cứ tại Tòa án

Bước 6: Mở phiên tòa sơ thẩm giải quyết ly hôn đơn phương

Bước 7: Tòa án ban hành bản án giải quyết ly hôn đơn phương

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á (BEALAW) về: Thủ tục đơn phương ly hôn mới nhất (2023) theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí. 

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, Luật Đại Đông Á (BEALAW) tự tin có thể giải đáp các vấn đề DÂN SỰ, HÌNH SỰ, HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LAO ĐỘNG, KINH DOANH THƯƠNG MẠI và các vấn đề pháp lý khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *