Thử việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

thu-viec-co-phai-dong-thue-thu-nhap-ca-nhan?

Thử việc là giai đoạn quan trọng giúp công ty và nhân viên đánh giá khả năng phù hợp với công việc và môi trường làm việc. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn liệu họ có phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi đang ở giai đoạn thử việc hay không? Hãy cùng Luật Đại Đông Á tìm hiểu về vấn đề “Thử việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?” trong bài viết dưới đây, ngoài ra mọi vướng mắc về pháp luật quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được tư vấn và giải đáp.

1. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019
  • Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007
  • Thông tư 111/2013/TT-BTC
  • Luật quản lý thuế 2019

2. Thử việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC được xem là khoản thu nhập chịu thuế TNCN. Tuy nhiên, trong trường hợp thu nhập từ tiền lương, tiền công trong giai đoạn thử việc, người lao động có cần phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân hay không?

thu-viec-co-phai-dong-thue-thu-nhap-ca-nhan?
Thử việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Theo Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định là một trong 10 khoản thu nhập chịu thuế TNCN. Do đó, thu nhập từ tiền lương, tiền công trong giai đoạn thử việc cũng được xem là khoản thu nhập chịu thuế. Điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định rằng, người lao động chỉ phải nộp thuế TNCN trong các trường hợp sau:

  • Người lao động thử việc ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công lớn hơn 11 triệu đồng/tháng, hoặc thu nhập từ tiền lương, tiền công lớn hơn 15,4 triệu đồng/tháng (nếu có 01 người phụ thuộc).
  • Người lao động ký hợp đồng thử việc hoặc thử việc với hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà có tổng mức thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên, nhưng không làm cam kết theo Mẫu 02/CK-TNCN gửi người sử dụng lao động sẽ bị khấu trừ 10% tiền lương thử việc. Theo quy định tại điểm này, tổ chức trả thu nhập sẽ căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập để quyết định khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình. Nếu phát hiện có sự gian lận, sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế 2019. Cần lưu ý rằng, nếu người lao động ký hợp đồng thử việc hoặc thử việc với hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10%, và ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế và làm cam kết theo mẫu, thì người lao động không cần phải nộp thuế TNCN..

Tuy nhiên, nếu tổng thu nhập của người lao động trong năm đạt hoặc vượt qua mức miễn trừ thuế TNCN, thì người lao động vẫn phải nộp thuế TNCN cho cơ quan thuế. Để đảm bảo việc nộp thuế đầy đủ và đúng hạn, cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này cần đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á về: “Thử việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?” theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay Luật sư tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 0941.776.999 hoặc 0888.695.000

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, đất đai, hình sự, doanh nghiệp,….. Luật Đại Đông Á tự tin có thể giải đáp các vấn đền liên quan đến các vấn đề pháp lý của khách hàng. Bảo vệ tốt nhất quyền; lợi ích hợp pháp cho khách hàng khi có tranh chấp.

Một số bài viết có liên quan:

  • Khi nào người lao động được nhận trợ cấp thôi việc?
  • Sinh viên làm việc part time có cần ký hợp đồng lao động?
  • Thỏa thuận thử việc nhưng không ký hợp đồng, có trái luật?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *