Tiền ảo có được công nhận là một phương tiện thanh toán hợp pháp trên sàn thương mại điện tử?

Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề: Tiền ảo có được công nhận là một phương tiện thanh toán hợp pháp trên sàn thương mại điện tử? vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.

Căn cứ tại khoản 6, khoản 7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP quy định như sau: Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài các phương tiện thanh toán quy định nêu trên thì những phương tiện thanh toán khác

Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định nêu trên.

Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 6 Nghị định 101/2012/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP quy định như sau:

“Các hành vi bị cấm

6. Phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.”

Như vậy, pháp luật hiện nay nghiêm cấm việc phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp trong đó có tiền ảo dưới mọi hình thức. Do đó, tiền ảo cũng không được công nhận là một phương tiện thanh toán hợp pháp trên sàn giao dịch điện tử.

1. Xử phạt hành chính

Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm d khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP:

Vi phạm quy định về hoạt động thanh toán

[…]

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;”

Theo quy định trên, hành vi sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán không hợp pháp có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Trách nhiệm hình sự

Tại khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

“Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;”

Như vậy, trong trường hợp hành vi phát hành và sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt cao nhất lên đến 03 năm tù.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á (BEALAW) về: Tiền ảo có được công nhận là một phương tiện thanh toán hợp pháp trên sàn thương mại điện tử? theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *