Tố cáo hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm trên mạng xã hội. Trách nhiệm đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm.

Câu hỏi: Tôi có sử dụng tài khoản facebook để bán hàng, và có người đã lấy hình ảnh và tên thật của tôi để cắt ghép, đăng tải những thông tin sai sự thật, bôi nhọ làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của tôi.  Trong trường hợp này thì tôi phải làm sao để đòi được quyền lợi? Rất mong được luật sư tư vấn.

Trả lời:

Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội như hiện hay còn gọi là không gian ảo, những người sử dụng mạng xã hội đôi khi còn không biết mặt nhau. Vì thế, mạng ảo là điều kiện thuận lợi cho nhiều hành vi vi phạm pháp luật xảy ra. Việc bôi nhọ danh dự, xúc phạm nhân phẩm trên mạng xã hội đang là vấn nạn ngày càng lớn. Nhưng không quan trọng là trên mạng hay ngoài đời thực, chỉ cần người nào có hành vi bôi nhọ danh dự, xúc phạm nhân phẩm thì đều có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác.

– Tại Điều 34 Bộ luật hình sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:

“Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại”.

– Tại Điều 592 Bộ luật hình sự 2015 định về việc bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:

“Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.

Đồng thời, hình ảnh cá nhân là hình ảnh được pháp luật bảo vệ. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Được quy định Điều 32 Bộ luật hình sự 2015  như sau:

“Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật”.

– Tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP còn quy định về việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị xử phạt theo Nghị định như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”.

Ngoài ra, trường hợp hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 121 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội làm nhục người khác như sau:

“Điều 121. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai  năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Trong trường hợp của bạn, bạn xét thấy rằng những người này có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 121 Bộ luật hình sự 2015 bạn có quyền làm đơn tố cáo người vi phạm pháp luật tới cơ quan có thẩm quyền. Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về khái niệm tố giác và tin báo về tội phạm như sau:

+ Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

+ Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng

Như vậy, tố giác và tin báo về tội phạm đều là những cơ sở để xác định có dấu hiệu tội phạm hay không, là căn cứ để khởi tố vụ án.

Căn cứ vào quy định này thì nếu phát hiện ra người nào đó có hành vi phạm tội thì người phát hiện có quyền tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, có người “ sử dụng hình ảnh và thông tin cá nhân của bạn để bôi xấu trên mạng xã hội” thì bạn có thể trình báo đến cơ quan Công an địa phương của bạn để được bảo vệ quyền lợi cho mình. 

MỌI THẮC MẮC CẦN ĐƯỢC GIẢI GIÁP XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI ĐÔNG Á

Hotline: 0941.776.999

                   0888.695.000

Email: bealaw01@gmail.com

 Website: http://bealaw.com.vn

Địa chỉ: Số 58, đường 01 Sunrise C, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *