Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi bạo lực gia đình

Ngay trong tối 16/3, một clip đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội khiến dư luận vô cùng bức xúc và tức giận. Đó là đoạn video ghi lại cảnh một người chồng dùng tay nắm tóc,  đánh liên tiếp vào mặt vợ trước sự chứng kiến của hai người con. Những cú đánh dồn dập, dã man đã khiến người phụ nữ ngất xỉu.

Khi thấy người vợ nằm bất động, ban đầu người chồng dừng lại không phản ứng, tuy nhiên sau đó thấy con gào khóc ‘Con xin bố, con lạy bố, bố đừng đánh mẹ con’, và người vợ vẫn nằm vật ra không nhúc nhích thì lúc này người chồng mới vội vàng bế vợ lên. Hành vi bạo lực gia đình trên không chỉ gây nên nỗi đau về mặt thể xác và tinh thần với người vợ, mà còn là một nỗi ám ảnh, một vết hằn không thể nào quên trong lòng những đứa trẻ.

Vậy, trách nhiệm pháp lý đối với người chồng trong trường hợp trên là gì?

Căn cứ Điều 42 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3.1. Mức xử phạt hành chính người có hành vi bạo lực gia đình

Theo Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

+ Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu;

+ Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh nếu có.

3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015, người chồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.

– Nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, cụ thể:

+ Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

– Trường hợp người vợ có thai thì có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Bên cạnh đó, nếu các hành vi của người chồng đủ các yếu tố cấu thành các tội khác: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS); Tội hành hạ người khác (Điều 140 BLHS) thì người phạm tội sẽ bị xử lý tùy theo hành vi, mức độ phạm tội và hậu quả mà mình gây ra.

Nếu còn bất kỳ vướng mắc hoặc cần hỗ trợ vấn đề pháp lý khác; vui lòng
liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí.

LUẬT ĐẠI ĐÔNG Á – GIẢI PHÁP PHÁP LÝ HIỆU QUẢ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *