Trợ cấp thôi việc: Điều kiện, mức hưởng và thủ tục nhận

tro-cap-thoi-viec:-dieu-kien,-muc-huong-va-thu-tuc-nhan

Trợ cấp thôi việc là một khoản trợ cấp hàng tháng được cung cấp cho các công nhân bị thôi việc bởi các doanh nghiệp. Các trợ cấp này thường cung cấp cho công nhân trả lương và các tiền thưởng, phụ cấp, và các chế độ bảo hiểm y tế. Trợ cấp thôi việc cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ các công nhân để tìm kiếm công việc mới hoặc học một nghề mới. Hãy cùng Luật Đại Đông Á tìm hiểu về vấn đề “Trợ cấp thôi việc: Điều kiện, mức hưởng và thủ tục nhận” trong bài viết dưới đây, ngoài ra mọi vướng mắc về pháp luật quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được tư vấn và giải đáp.

1. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP
  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014
  • Nghị định 28/2020/NĐ-CP

2. Trợ cấp thôi việc: Điều kiện, mức hưởng và thủ tục nhận

Theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, để được hưởng trợ cấp thôi việc, người lao động cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên trước khi nghỉ việc.
  2. Chấm dứt hợp đồng lao động bởi một trong các căn cứ sau:
  • Do hết hạn hợp đồng.
  • Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng.
  • Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
  • Người lao động bị phạt tù nhưng không được hưởng án treo/không được trả tự do, tử hình/bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động.
  • Người lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích/đã chết;
  • Người sử dụng lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích/đã chết.
  • Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động/bị thông báo không có người đại diện.
  • Người lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, có 02 trường hợp dù đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc như trên nhưng không được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp đó là:

  1. Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54, Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019.
  2. Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do tự ý bỏ việc từ 05 ngày liên tục mà không có lý do chính đáng.
tro-cap-thoi-viec:-dieu-kien,-muc-huong-va-thu-tuc-nhan
Trợ cấp thôi việc: Điều kiện, mức hưởng và thủ tục nhận

Mức hưởng trợ cấp thôi việc được tính theo công thức sau:

Tiền trợ cấp thôi việc = (1/2) x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính như sau:

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian người lao động đã làm việc – Thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp – Thời gian đã được chỉ trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm.

Trong đó, tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế bao gồm thời gian trực tiếp làm việc, thời gian thử việc, thời gian được người sử dụng cử đi học, thời gian nghỉ chế độ ốm đau, thai sản, thời gian nghỉ điều trị, phục hồi chức năng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được trả lương, thời gian nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công mà được trả lương, thời gian ngừng việc không do lỗi của phía người lao động, thời gian nghỉ hằng tuần, thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương, thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại điện người lao động và thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và thời gian thuộc diện không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng được người sử dụng chi trả cùng tiền lương một khoản tiền bằng với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc được xác định như sau:

  • Trường hợp thông thường: Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc = Tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi thôi việc.
  • Trường hợp làm việc theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau: Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc = Tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng trước khi chấm dứt hợp đồng cuối cùng.
  • Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị vô hiệu do tiền lương: Tiền lương tính trợ cấp thôi việc do thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.

Sau khi đáp ứng đủ các điều kiện và tính toán mức hưởng trợ cấp thôi việc, người lao động sẽ nhận được số tiền này từ người sử dụng lao động.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á về: “Trợ cấp thôi việc: Điều kiện, mức hưởng và thủ tục nhận” theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay Luật sư tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 0941.776.999 hoặc 0888.695.000

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, đất đai, hình sự, doanh nghiệp,….. Luật Đại Đông Á tự tin có thể giải đáp các vấn đền liên quan đến các vấn đề pháp lý của khách hàng. Bảo vệ tốt nhất quyền; lợi ích hợp pháp cho khách hàng khi có tranh chấp.

Một số bài viết có liên quan:

  • Lưu ý cho doanh nghiệp và người lao động khi ký kết Hợp đồng thời vụ
  • Thử việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
  • 7 trường hợp người lao động được nghỉ việc không cần báo trước

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *