Trọng tài thương mại là gì? Thẩm quyền của trọng tài thương mại

Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề: Trọng tài thương mại là gì? Thẩm quyền của trọng tài thương mại mới nhất vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.

1. Cơ sở pháp lý

– Luật trọng tài thương mại 2010.

2. Trọng tài thương mại là gì?

– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Luật trọng tài thương mại năm 2010: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.”. Theo đó trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn với sự tham gia của bên thứ ba (Hội đồng trọng tài hoặc Trọng tài viên duy nhất) nhằm chấm dứt mâu thuẫn phát sinh giữa các bên bằng việc đưa ra phán quyết có tính chất bắt buộc đối với các bên.

– Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại có nhiều ưu điểm như đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp; giải quyết tranh chấp nhanh chóng, chính xác, giữ được bí mật, uy tín của các bên; phán quyết trọng tài được đảm bảo thi hành,… nên ngày nay Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp được ưu tiên lựa chọn rất nhiều.

3. Các hình thức trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế.

* Trọng tài vụ việc:

– Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ việc và sẽ chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ việc đó. 

– Trọng tài vụ việc không có trụ sở, không có bộ máy điều hành, không có danh sách trọng tài viên. Trọng tài viên được các bên chọn hoặc chỉ định có thể là người có tên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất kỳ trung tâm trọng tài nào.

– Quy tắc tố tụng của trọng tài vụ việc để giải quyết vụ tranh chấp có thể do các bên thỏa thuận xây dựng hoặc lựa chọn từ bất kỳ một quy tắc tố tụng nào của các trung tâm trọng tài.

* Trọng tài quy chế:

– Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật trọng tài thương mại và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.

– Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng. 

– Trung tâm trọng tài được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm việc thường xuyên, thường có danh sách trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và quy tắc tố tụng riêng. 

4. Thẩm quyền của trọng tài thương mại

Theo quy định tại Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010, trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau:

– Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại. Đây là loại tranh chấp phổ biến nhất thuộc thẩm quyền trọng tài, cụ thể, các bên tranh chấp là các thương nhân khi ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng,… có thể vi phạm quyền, nghĩa vụ và phát sinh tranh chấp.

– Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. Đây là điểm mới của  Luật trọng tài thương mại 2010 góp phần gỡ bỏ hạn chế thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài theo như các quy định cũ.

– Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài. (Ví dụ như: tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán, lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp,…). Đây cũng là điểm mới trong quy định so với các văn bản pháp luật trước đây, giúp trọng tài có thẩm quyền giải quyết nhiều loại tranh chấp hơn, làm cho hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ hơn.

Như vậy, có thể thấy thẩm quyền giải quyết của Trọng tài có phạm vi khá rộng, không chỉ các tranh chấp ít nhất một bên có hoạt động thương mại mà còn có các tranh chấp khác không phát sinh trong hoạt động thương mại thì Trọng tài vẫn có thẩm quyền giải quyết khi có quy định của pháp luật nhưng khi giải quyết tranh chấp đó buộc phải viện dẫn các quy định của pháp luật có liên quan và Khoản 3 Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

Trên đây là những tư vấn của Công ty Luật BEALAW về vấn đề Trọng tài thương mại là gì? Thẩm quyền của trọng tài thương mại.

Liên hệ Luật sư (Theo chủ đề bài viết) – Luật BEALAW

Nếu bạn cần tư vấn về (theo chủ đề bài viết); bạn có thể liên hệ đến BEALAW theo các phương thức sau:

Điện thoại (Zalo): 0941.776.999 hoặc 0888.695.000

Website: http://bealaw.com.vn/

Email: bealaw01@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *