Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề: Vì sao cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.
1. Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
2. Vì sao cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời
Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình quy định một số trường hợp cấm kết hôn, trong đó bao gồm việckết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời,…Những người có họ trong phạm vi ba đời là ai? Tại sao pháp luật lại có quy định như vậy?
Căn cứ quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Cụ thể như sau:
– Cha mẹ là đời thứ nhất;
– Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai;
– Anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Sở dĩ pháp luật quy định việc cấm kết hôn trong phạm vi ba đời là để đảm bảo cho sự phát triển của thế hệ sau, ngăn chặn sự suy thoái về gen di truyền, đảm bảo sự văn minh của xã hội.
Các kết quả nghiên cứu y học chỉ ra rằng, kết hôn với người có máu trực hệ hay phạm vi 3 đời sẽ gây ra nhiều tác hại cho thế hệ đời sau: đứa trẻ sinh ra dễ mắc các chứng bệnh rất nguy hiểm như dị dạng về mặt cấu trúc cơ thể, não bộ; giảm, mất khả năng sinh sản của thế hệ sau; giảm trọng lượng sơ sinh đối với con chung; giảm tốc độ sinh trưởng; là lý do gây ra hiện tượng quái thai; giảm khả năng kháng bệnh, tư duy; giảm khả năng thích nghi với điều kiện sống. Hôn nhân cận huyết thống tạo cho những gen lặn bệnh lý ở chồng và vợ có điều kiện kết hợp với nhau sinh ra con dị dạng hoặc mắc các bệnh di truyền như đao, bại não, mù màu, bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh Thalas- semia (Thal).
Theo như nghiên cứu và các kết quả thống kê, những đứa trẻ được sinh ra từ những ông bố bà mẹ có hôn nhân cận huyết thống có nguy cơ mắc các bệnh máu cao gấp 10 lần so với những trẻ bình thường khác. Điển hình là bệnh Thalassemia (tan máu di truyền) và Hemophilia (rối loạn đông máu di truyền).
Như vậy, những quy định về cấm kết hôn cận huyết, kết hôn trong phạm vi ba đời là hoàn toàn hợp lý.
Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á (BEALAW) về Vì sao cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí.
Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, Luật Đại Đông Á (BEALAW) tự tin có thể giải đáp các vấn đề DÂN SỰ, HÌNH SỰ, HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LAO ĐỘNG, KINH DOANH THƯƠNG MẠI và các vấn đề pháp lý khác.
>> Xem thêm:
- Năm 2023: Đăng ký kết hôn không cần sổ hộ khẩu
- Điều kiện kết hôn với công an
- Đăng ký kết hôn ở đâu là đúng pháp luật?