Xử phạt hành vi buôn bán thức phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh

1. Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 115/2018/NĐ-CP
  • Nghị định 124/2021/NĐ-CP

2. Quy định xử phạt hành vi bán thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh

2.1. Xử phạt hành chính

Căn cứ quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP thì hành vi bán thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh sẽ bị sử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:

– Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng;

– Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

– Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà có chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp quy định pháp luật hoặc đã kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật nhưng không đạt yêu cầu.

+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.

+ Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

– Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;

– Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản (4) trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Lưu ý: Đối với quy định tại khoản (1) và khoản (5) nêu trên, áp dụng đối với tổ chức vi phạm, cá nhân vi phạm sẽ bị phạt một nửa mức phạt nêu trên. Ngoại trừ quy định tại khoản (1) và khoản (5) nêu trên, các trường hợp còn lại là mức phạt đối với cá nhân. Tổ chức vi phạm sẽ chịu mức phạt gấp 02 lần so với cá nhân.

2.2. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả

Theo khoản 6, khoản 7 Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như sau:

+ Hình thức xử phạt bổ sung:

– Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản (3) và (4) nêu trên.

– Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản (5) nêu trên.

– Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản (4) và (5) nêu trên.

+ Biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm quy định nêu trên.

– Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản (4) và (5) nêu trên.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Đại Đông Á về vấn đề: Xử phạt hành vi buôn bán thức phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh. Mọi vướng mắc xin liên hệ qua SĐT/Zalo 0888.695.000 – 0941.776.999 để được tư vấn và hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *