Xử phạt trong trường hợp doanh nghiệp đóng cửa tạm thời nơi làm việc sau khi người lao động ngừng đình công?

Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề: Xử phạt trong trường hợp doanh nghiệp đóng cửa tạm thời nơi làm việc sau khi người lao động ngừng đình công? vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.

1. Trường hợp doanh nghiệp bị cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc

Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp bị cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong những trường hợp sau:

+ Trước 12 giờ so với thời điểm bắt đầu đình công ghi trong quyết định đình công.

+ Sau khi người lao động ngừng đình công.

Như vậy, pháp luật lao động quy định có hai trường hợp doanh nghiệp bị cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc, đó là: trước 12 giờ so với thời điểm bắt đầu đình công ghi trong quyết định đình công hoặc sau khi người lao động ngừng đình công.

2. Xử phạt trong trường hợp doanh nghiệp đóng cửa tạm thời nơi làm việc sau khi người lao động ngừng đình công

Căn cứ điểm c khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động như sau:

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

c) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong trường hợp theo quy định tại Điều 206 của Bộ luật Lao động;

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

b) Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người lao động trong những ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.”

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về mức phạt tiền: mức phạt tiền tại khoản 3 Điều 34 trên đây là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo đó, doanh nghiệp đóng cửa tạm thời nơi làm việc sau khi người lao động ngừng đình công có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Đồng thời doanh nghiệp vi phạm còn bị buộc trả lương cho người lao động trong những ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc đối với hành vi vi phạm.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội như sau:

3. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động

2. Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;

c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;

d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.

Như vậy, doanh nghiệp đóng cửa tạm thời nơi làm việc sau khi người lao động ngừng đình công có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 20.000.000 đồng nên Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền xử phạt doanh nghiệp này.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á (BEALAW) về vấn đề Xử phạt trong trường hợp doanh nghiệp đóng cửa tạm thời nơi làm việc sau khi người lao động ngừng đình công? theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *